Tráng Sinh Lên Đường – Anh là ai?

Tiêu chuẩn

TSRS: Xin giới thiệu một bài viết hay

http://huongdaovungtau.com/news/trang_sinh_len_d_ng_anh_la_ai/2011-04-29-31


Tráng Sinh Lên Đường – Anh là ai?

 Đây là bài thuyết trình trong buổi lửa dặm đường đợt trại Tráng trong tháng 5 vừa qua. Xin post lên để chia sẻ thêm với Tráng Đoàn Vượt Sóng cũng như các bạn Tráng Sinh khác.

 

TRÁNG SINH LÊN ĐƯỜNG – ANH LÀ AI?

  1. 1.      Vài nét về Tráng Sinh Lên Đường

– Người Tráng sinh mở đường cho ngành Đường (Tráng) Việt Nam (HỒNG SƠN DÃ MÃ VÕ THÀNH MINH – năm 1935 tại núi Ngự Bình – Huế).

* Đây là một Trưởng huyền thọai của HĐVN được tất cả AE quí trọng và kính ngưỡng vì cuộc đời lạ lùng của ông, đời thường cũng như đời HĐ.

* Độc thân. Lang thang. Tự lập. Là người VN đầu tiên dùng xe đạp đi vòng quanh 5 xứ Đông Dương, với bộ đồng phục HĐ để cổ võ cho phong trào.

* Tổng Ủy viên đầu tiên của HĐ Trung Kỳ. Tổng Thư ký đầu tiên của HĐ Đông Dương. Một trong những Huynh Trưởng có HHR đầu tiên của HĐVN.

* Năm 1954 tại Thụy Sĩ, thổi sáo tuyệt thực bên hồ Leman để phản đối việc chia cắt đất nước. Mộng ước của ông là nước Việt Nam được độc lập và trung lập kiểu Thụy Sĩ.

* Sau Hiệp định Genève đất nước bị chia đôi, ông buồn bã lang thang ở các nước phương Tây như Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ, Tây Đức và sang cả Mỹ để vận động hòa bình cho đất nước VN thân yêu.

* Năm 1968, trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân, Võ Thanh Minh cùng một nhóm người tâm phúc của ông “xông ra giữa hai làn đạn”. Con người ngang tàng, mơ mộng ấy ra đi đêm mồng 10 tháng 2 âm lịch, để lại tập thơ “Những tiếng thương tâm”.

– Tiếp đến là các Trưởng Gà Hùng Biện Trần Điền (1936), Hổ Sứt Hoàng Đạo Thúy và Chồn Fennec Tạ Quang Bửu (1937).

– Theo quan niệm của HĐVN thời xưa, TSLD là một đặc quyền chỉ dành riêng cho các đại trưởng lão, những người đã lập được đại công với phong trào, xem như 1 huy chương tưởng thưởng cho các vị ấy. Cái này cũng có cái hay nhưng cũng có phần khắc khe.

– Tuy nhiên, ở nhiều nước trên thế giới và ở nước ta hiện giờ, Lên Đường chỉ là một đẳng cấp của Tráng Sinh không hơn không kém => hay, nhưng phải cẩn thận, không được lạm dụng.\

=> Hươu Điềm Đạm Tôn Thất Hùng, (Cuộc sống lữ hành) Một Trưởng mang tua vai 3 màu với huy hiệu RS là biểu tượng của một người toàn năng, vừa giỏi Hướng Đạo vừa đầy đủ đức độ, xem như một người Hiệp sĩ hạ san để giúp đời sau bao nhiêu năm tu luyện thành tài.

 

  1. 2.      Rèn luyện để trở thành Tráng Sinh Lên Đường:

– Quy ước tu thân. (Phần này đã được thảo luận nhiều trong các buổi họp Tráng và cũng có trong các tài liệu mà trưởng Long và trưởng Vui đã chia sẻ).

 

  1. 3.      Tư cách của một Tráng Sinh Lên Đường

– Trưởng Hổ Sứt Hoàng Đạo Thúy đã phác họa hình ảnh một Tráng Sinh Lên Đường trong cuốn “Trai nước Nam”

“Người mạnh mà bạo. Đi thẳng không nghiêng không ngã. Rẽ làn không khí mà tiến. Con mắt đăm đăm theo đuổi một mục đích. Cái vẻ cương quyết tỏ ra rằng sẽ đi cho đến cùng. Tay mạnh mà dẻo, chân cứng mà dai, ngực nở như thu cả khí mạnh của thiên nhiên làm khí mạnh của mình. Màu da kia không có vẻ tươi thắm đẹp mắt, nhưng đã dạn dày với gió sương.

Người ấy ở nhà, nuôi hạnh phúc cho gia đình, cha mẹ sung sướng được con ấy, anh chị em vui vẻ được em ấy, anh ấy, gia tộc hy vọng và người ấy.

Đi làm ai cũng tin cậy được, đã nói ai cũng tin, đã hẹn chắc là đúng, đã nhận việc thế nào cũng xong. Vẫn tươi tỉnh mà không pha trò, yêu quí mọi người, nhưng trêu vào thì phải biết.

Nước sẽ mạnh, đời sẽ đẹp vì có những thanh niên như thế”.

 

=> Triển khai từ ý của Trưởng Hổ Sứt:

– Tráng Sinh lên đường phải là một người Hướng Đạo Hạng Nhất, giỏi nghề rừng, gắn bó với thiên nhiên.

– Có đời sống thể xác và tinh thần khỏe khoắn, lành mạnh.

– Có lối sống đạo đức mẫu mực.

– Ổn định trong cuộc sống: gia đình, việc làm.

– Luôn tâm niệm theo Luật và Lời Hứa.

– Theo đuổi một lý tưởng, hoài bão.

 

  1. 4.      Nhiệm vụ của người Tráng Sinh Lên Đường:

Ngay trong một buổi lễ Lên Đường của ngành Tráng Việt Nam cũng có đề cập sơ qua về một vài nhiệm vụ chính yếu của người TSLD:

Lên Đường tức là ra khỏi nhà, ra khỏi cái vị kỷ của bản thân, phải biết từ biệt cái an nhàn, để tìm một cuộc đời khó khăn và cực nhọc.

“Hãy ra khỏi nhà” đó là tiếng gọi Lên Đường.

– TS ra khỏi nhà để lên đường, để hiểu thêm đất nước, để tìm những cơ hội giúp ích hơn nữa, tất nhiên là sau khi đã làm tròn nhiệm vụ trong gia đình, trong cuộc sống.

– Ra khỏi nhà, lên đường, là mở rộng cõi lòng, sẵn sàng giúp đỡ những người không thuộc nhà mình, cộng đồng mình.

– Đường nào? Cây gậy tráng sinh – chia 2 ngả. => vạch lấy con đường cho chính anh.

 

Lên Đường tức là bước tới. Anh phải quyết chí làm cho đời anh phải là một sự tiến triển không ngừng về mặt tự chủ tính khí, ngay thẳng, tận tâm, liêm khiết và phải làm sao cho trong một việc ngày nay hơn ngày hôm qua, và ngày mai sẽ hơn ngày hôm nay.

Lên Đường chính là hy sinh chính mình cho kẻ khác, luôn luôn sẵn sàng giúp ích.

– Người tráng sinh được huấn luyện để biết thăng tiến bản thân và phục vụ tha nhân.

– Lên Đường rồi vẫn tiếp tục giữ những điều mình tâm nguyện, làm thế nào để hôm nay hơn ngày hôm qua, ngày mai hơn hôm nay.

– BP (Đường Thành Công) nhấn mạnh sự làm gương.

– Giúp ích cho phong trào.

– Giúp ích cho đời.

Đã đóng bình luận.