Huân Tước BADEN POWELL (1857-1941) THỦ LÃNH HƯỚNG ĐẠO THẾ GIỚI – Bản Dịch 1963 – LT NGUYỄN XUÂN LONG.

Tiêu chuẩn

Robert Stephenson Smyth Baden Powell sinh ngày 22 tháng 2 năm 1857 tại Luân Đôn (Anh quốc). Hai chữ Baden Powell là tên ghép lại hai dòng họ của thân phụ và thân mẫu cụ.
Thân phụ B.P. là một mục sư đồng thời cũng là giáo sư Đại học đường Oxford, một trong những Đại học danh tiếng ở Anh.
Bà mẹ Cụ là con gái của Thuỷ sư Đô đốc William Smyth.

Click image for larger version

Name:	bp-professsor-powell.jpg
Views:	588
Size:	17.0 KB
ID:	3343
Click image for larger version

Name:	bp-mother-2.jpg
Views:	595
Size:	25.0 KB
ID:	3344

Thân Phụ B.P Thân Mẫu B.P.


Lên ba, B.P. đã mồ côi cha, Cụ có 4 anh (nhưng một người chết lúc Cụ 6 tuổi), 1 em trai và 1 em gái.
Thân mẫu Cụ phải chật vật lắm mới nuôi nổi gia đình đông đúc đó. Bà để cho các con được tự do trong việc tìm những thú vui giải trí. Bà còn khuyến khích các con tìm hiểu về thảo mộc, thú vật và chim muông. Trong cái gia đình sống động đó, B.P. là một trong những đứa trẻ hoạt động nhất và mỗi ngừơi có một năng khiếu riêng.
Cụ sớm tỏ ra có tài vẽ, khéo léo về thủ công. Một trong những tài riêng để giúp vui người khác là tài bắt chước tiếng chim và cầm thú.

Cuộc đời học sinh

Lúc nhỏ B.P học trường Rose Hill, tại đây cụ có nhiều dịp tìm hiểu về cuộc sống của các sinh vật ngoài đồng cũng như trong rừng.
Năm 1869 Cụ được học bổng của trường Charterhouse lúc đó đặt tại Luân đôn. Sau này Cụ rất thích kể lại chuyện thuở đó và gọi là thời kỳ học những bài học “chiến thuật, chiến lược” đầu tiên. Lúc đó giữa học trò và lũ trẻ giúp việc ở lò thịt có vụ xích mích thường xuyên và thường xảy ra những “trận ném đá”. Có lần, tụi trẻ lò thịt trèo được qua tường nhà trường và dùng đá tấn công học trò ở sân chơi. Một toán học trò nhỏ, trong đó có B.P. đang đứng rình xem có cơ hội để yểm trợ học trò lớn thì gặp ông hiệu trưởng, bác sĩ H. Brown. Chúng tưởng sẽ bị ông khiển trách nhưng lại ngạc nhiên thấy ông bảo: “Nếu chúng bay lẻn ra lối cửa bên, thì có thể tấn công ngang hông chúng”.
Một đứa nói: “Thưa cửa khoá”

Bác sĩ hiệu trưởng đút tay vào túi áo, rút chìa khoá ra. Kết cuộc là tụi trẻ lò heo bị tấn công phải rút lui.
Sau trường thiên về Surry, trong thời kỳ khó khăn Cụ không phải là một học sinh hay một tay thể thao giỏi nhưng bất cứ hoạt động nào Cụ cũng hăng hái tham dự.
Cụ có những cái đặc biệt riêng. Ra bãi đá banh bao giờ Cụ cũng mang thêm một đôi giày để thay đổi vào giờ giải lao cho “khoẻ chân”. Cụ bắt chước rất tài và thường làm cho cử toạ phải cười bò ra.
Các bạn hãy tưỡng tượng một đứa trẻ gầy gò, với bộ tóc đỏ hoe mà mặt đầy tàn nhang, nhưng tuy nhỏ người, Cụ lại rất khỏe.

Ta cũng phải kể tới cuộc sống bên lề cuộc sống học đường nhưng vô cùng quan trọng. Gần trường có một khoảng rừng cây, gọi là “khoảng rậm”và cấm các học sinh vào. Nhưng B.P. thường lén vào đó, gài bẫy bắt thỏ rừng và nướng trên bếp lửa không có khói. Cụ không muốn họ chú ý tới sự có mặt của Cụ ở đó. Cụ học xử dụng dao, búa cùng cách đi trong bụi rậm không gây tiếng động. Loài thú thường cám dỗ Cụ và Cụ khám phá ra rằng nếu “bất động” thì có thể quan sát và điều tra được những thói quen của chúng. Đó là hình ảnh một Hướng đạo sinh thực sự hoạt động.
Khi B.P. lên 11, anh cả cụ, tên Warington đã 21, rồi tới George 20 và Francis, 18. Warington rất rành về thuyền buồm (sau này ông giúp cho Hướng Đạo Thuỷ Đoàn rất nhiều và đã được huấn luyện trên tàu buồm Connay. Bốn anh em, không ai có nhiều tiền, nên phải mua lại thuyền cũ, chữa lại để sống phiêu lưu trong những ngày lễ.
Vì ít tuổi nhất, Cụ phải cáng đáng những công việc vặt như giặt ủi, nấu ăn. Một lần Cụ nghĩ ra một món “súp đầu” mà Cụ cho là đặc biệt. Kết cuộc thì là một món “khó nuốt” và Cụ bị bắt buộc phải “thưởng thức” một mình tất cả nồi súp.

“Và không bao giờ tôi phạm lại lỗi đó nữa.” Sau này Cụ nói vậy.

Bốn anh em du lịch bằng thuyền quanh bờ bể Anh quốc và có khi tới cả Norway. Nhiều lúc họ cũng gặp hiểm nguy. Có lần ở ngoài khơi bờ Torway, trong một thuyền 10 thước khối, họ trịnh trọng đặt tên là Koh-i-nọr, thì bị một trận cuồng phong thổi từ hướng Tây Nam tới. Họ định lái vào Darmouth nhưng không được, phải nương theo gió tiến về phía Weymouth. Gió càng ngày càng dữ. Mỗi người trong thuyền phải quấn dây vào mình và đầu kia, cột vào cột buồm chỉ chừa một đoạn vừa đủ để di chuyển trên thuyền. B.P. nhận rằng Cụ sợ hãi quá đỗi và chỉ nhờ kỷ luật chặt chẽ của Warington mà thoát nạn. Suốt đêm họ chiến đấu với sóng gió và mãi đến hôm sau họ mới vào được Portland Bill để trú.
Họ cũng có những cuộc đi bộ vào những ngày nghỉ. Mọi đồ dùng cần thiết được đeo trên lưng, họ ngủ nhờ ở những vựa nông sản hoặc dưới lùm cây. Họ học biết mọi môn về thứ mà nay ta gọi là xuất du: cách dùng bản đồ, nấu ăn, giữ vệ sinh. Họ đều thích phác hoạ vì vậy nên lâu đài, nhà cổ là những thứ thu hút họ. Họ còn chú ý cả tới cách chế biến vật dụng, họ xin phép đi thăm những xưởng giấy, đồ gỗ, đồ sứ. Nhờ vậy họ biết rất nhiều mà một vài điều sau này giúp ích cho họ trong những trường hợp kỳ lạ.

Có khi họ dùng xuồng đi ngược dòng sông Thames, Avon, băng qua sông Severn rồi theo sông Wye sang xứ Wales; họ khiêng xuồng và máy lúc không bơi được.
Khi 19 tuỗi, B.P. vẫn do dự chưa biết sẽ làm gì; Cụ có một ý tưởng lờ mờ là thích du lịch, và suốt cuộc đời dài dằng dặc của Cụ, ý thích đó không bao giờ giảm cả. Thân mẫu Cụ tưởng rằng Cụ sẽ lại vào Đại học đường Oxford như hai anh và việc vào quân ngũ hầu như là một chuyện lạ. Lúc ra trường, Cụ được đọc yết thị và dự cuộc thi tuyển vào quân đội. Riêng Cụ và cả những người quen Cụ đều lấy làm lạ là Cụ đã đỗ rất cao và được miễn không phải học lớp dự bị tại Sandhurst và được bổ nhiệm vào đoàn khinh kỵ binh thứ 13 đang đóng tại Ấn độ và ước muốn du lịch cùa Cụ được nhanh chóng thoà mãn và tháng 9 năm 1876 Cụ lên tàu đi Bombay.

ẤN ĐỘ

Click image for larger version

Name:	bp-2nd-lieutenant.jpg
Views:	599
Size:	18.0 KB
ID:	3345

B.P. ở Ấn 10 năm, 8 năm đầu là sĩ quan khinh kỵ binh và hai năm cuối là thiếu tá Long kỵ binh thứ 5 . Đối với Cụ, xứ Ấn Độ có rất nhiều ý nghĩa, chính trong đời quân nhân ở nơi đó giúp Cụ học hỏi được những yếu tố sống cuộc sống Hướng Đạo thực hành và sau này Cụ đưa phương pháp đó ra huấn luyện những Hướng Đạo trong quân đội và phương pháp huấn luyện đó là nền tảng của sách Hướng Đạo Cho Trẻ Em.
Có lẽ điều làm cho những sĩ quan đồng đội chú ý nhất là tinh thần và sự vui tính của Cụ. Người lính giúp viêc đầu tiên của Cụ nói: “Ông được mọi người mến và làm cho cuộc sống của Trung đoàn sáng sủa hơn nhiều”. Viên đội dạy Cụ cưỡi ngựa kể lại rằng: “Trong lúc tập thì Ông đúng cách, nhưng ngoài giờ đó thì ông nghịch như quỉ”.

Cụ cũng sốt sắng dự phần vào những buổi trình diễn hay ca nhạc vì Cụ biết hát những bài hài hước, đóng kịch, vẽ phông, tổ chức những cuộc vui.
Về thể thao, Cụ rất thích môn mã cầu (cưỡi ngựa đánh banh) và cưỡi ngựa săn lợn rừng bằng thương. Cụ mến ngựa và là tay kỵ mã cừ khôi. Săn lợn rừng có cái thú là hồi hộp trước hiểm nguy và phải biết xem vết chân cùng những tập tục của giống vật đó. Năm 1885 Cụ được giải Kadie về săn heo bằng thương – giải thưởng quan trọng nhất về môn thể thao này. Ngựa Cụ cưỡi do chính Cụ luyện.
Sĩ quan thuở đó ít lương, Cụ phải sống rất cần kiệm. Cụ thường mua những ngựa chưa luyện về dạy rồi bán lại cho các sĩ quan giàu có hơn. Nhờ đó Cụ kiếm được những món tiền cần thiết. Tuy nhiên, để tránh lạm tiêu, Cụ phải bỏ cả thuốc hút và dè sẻn ở câu lạc bộ. Cụ dùng tài vẽ và viết lách để kiếm thêm. Nhờ vậy Cụ mới tự túc nổi khỏi phải xin tiền nhà vì Cụ biết bà thân sinh cũng không dành dụm được mấy.

Con của các sĩ quan rất mến Cụ, chiều chiều, Cụ thường đưa chúng đi dạo ngoài trại và dạy chúng biết cách quan sát; trong khi đi, Cụ thường thổi những bài nhạc rất hay bằng sáo đất nung hoặc bày trò cho chúng chơi. Những ngày mưa, lũ trẻ biết rằng có thể đến nhà Cụ xem Cụ vẽ hoặc chơi với Cụ. Cũng có lúc Cụ đi một mình và đi sâu vào vùng còn hoang dại để quan sát cầm thú hoặc vẽ.
Những bức thư gửi đều về nhà cho thân mẫu, bao giờ cũng kèm rất nhiều hình vẽ phác hoạ hoạt hoạ.

Đồng thời Cụ cũng luyện tấp nhiều trong đời quân nhân và sự thăng thưởng nói lên tài Cụ: thăng Trung Uý năm 1878, Đại Uý năm 1883. Cụ đặc biệt có tài vể Hướng Đạo, nhận xét. Thí dụ sau đây cho ta biết tài đó: Trong cuộc tập trận, một phần trong đoàn phải bảo vệ trại và chống với phần còn lại, đóng vai địch quân. B.P. ở toán tấn công. Trước hết Cụ cố dò vị trí địch đứng, nhưng không được. Hoàng hôn tới, mọi người đều quyết định bỏ cuộc nhưng B.P. nhất định cố dò. Cụ đi một mình vào trong đêm và cẩn thận thám sát được vị trì địch. Cụ để chiếc găng tay của Cụ lại điểm xa nhất trong vùng địch, dưới một lùm cây. Khi vị Đại tướng phê bình cuộc tập trận với các sĩ quan, toán giữ trại rất ngạc nhiên khi nghe B.P. tả rất đúng chỗ nào có lính canh; đầu tiên họ tưởng đó chỉ là sự dự đoán may mà đúng nhưng khi họ tìm ra được cái găng tay, nơi Cụ nói Cụ đã tới được họ mới chịu.

NATAL (Nam Phi Châu)

Click image for larger version

Name:	bp-south-africa-SAC.jpg
Views:	765
Size:	16.0 KB
ID:	3346

Năm 1884, Trung đòan Cụ rời Ấn Độ về Anh nghỉ nhưng lại nhận được lệnh phải đi tới bến Natal vì loạn lạc đang đe doạ Nam Phi. Vị Thiếu tá giao cho B.P. một đặc trách đó là việc tìm con đường tiện lợi nhất để băng qua rặng núi Drakensberg đề phòng khi trung đoàn nhận được lệnh đó. B.P. trá hình thành một nhà báo và suốt trong 600 dặm Cụ thu lượm được đủ những tin tức cần thiết và vẽ bản đồ tất cả những con đường có thể xử dụng được. Nhưng tình thế dịu lại và Trung đoàn được lệnh tiếp tục hồi hương.
Cụ ở Anh quốc với Trung đoàn trong 2 năm; Cụ thấy cuộc sống quen thuộc thường nhật trong quân ngũ quá buồn tẻ và xin được làm công việc do thám ở Nga và Đức. Cụ may mắn thoát nạn ở Nga. Bạn đồng hành của Cụ là em út Cụ (cũng ở trong quân ngũ). Nhiệm vụ của hai anh em Cụ là phải tìm biết rõ về ngọn đèn pha và một khí cầu dùng để thám sát. Họ thu thập được đủ chi tiết cần thiết nhưng bị bắt; nếu bị đưa ra toà, họ sẽ bị tù, nhưng họ đánh lừa được quân canh và trốn thoát lên một chiếc tầu thuỷ Anh.
Năm 1887 cậu của B.P. là đại tướng Henty Smith, được phái tới Nam Phi (Cap), ông mang B.P. theo giúp việc.
Cuộc đời công chức tại tỉnh Cap không mấy thích. Những buổi tiếp tân cùng tiệc trà không thích hợp với B.P. và khiến Cụ chán ngấy. Rồi cuộc đụng độ với Bộ lạc Zoulous bùng nổ. Việc đầu tiên của B.P. là đi cứu một số công chức cùng gia đình họ ở vùng đang có loạn. Lúc đi trở về Cụ mới biết giá trị của môn cấp cứu và có dịp giúp đỡ một thiếu nữ bản xứ bị thương. Rồi Cụ được dự vào cuộc vào cuộc vây bắt chúa Zoulous tên là Dinizulu, chính vào lúc đó Cụ chiếm được chuỗi những mẩu gỗ đeo cổ, chuỗi hạt đó sau này Cụ trao lại cho Trại trường Quốc tế Gilwell Park làm huy hiệu cho Bằng Rừng. Và bài Eve-Gongama mà anh em Hướng đạo hát cũng là do Cụ nghe được ở miệng một lính Zoulou.
Dân Zoulou gọi Cụ là “Im’hlala Penzil” nghĩa là “người nằm bắn”, lối của dân Zoulou nói về người cẩn thận trước khi hành động hoặc quyết định.

ĐẢO MALTE (Địa Trung Hải)

Rồi Đại tướng Henry Smith được chỉ định làm Tổng Chỉ Huy đảo Malte, ông lại đem B.P. theo. Ở đó, cũng lại cuộc đời công chức buồn tẻ thường nhật. Nhưng lần này B.P. thường di chuyển trong những cuộc tuần du đặc biệt để thám sát vùng Địa Trung Hải. Công việc của Cụ thường ở vùng Balkans và Thổ Nhĩ Kỳ. Một lần Cụ cải trang thành một nhà sưu tầm bướm. Một vài sĩ quan đa nghi đã khám sổ tay của Cụ nhưng chỉ thấy những hình bướm vẽ rất cẩn thận, họ nhún vai và để Cụ đi, không biết rằng đó là những loại bướm đặc biệt và những vết màu cùng nét vẽ nhỏ trên cánh thật ra chỉ là những bản đồ vị trí của đại bác.
Năm 1885 B.P. quay về Trung đoàn đóng tại Irlande và trong 2 năm sống cuộc sống thường lệ của một sĩ quan, quân lính rất mến Cụ và khi nghe tin Cụ phải rời Trung đòan vì đặc trách, họ rất buồn. Huân tước Wolseley chỉ huy, để ý đến vị Thiếu tá trẻ tuổi (Lúc ấy Cụ mới 36 tuổi) đầy sáng kiến và mưu trí, nên khi cuộc chiến xảy ra tại Ashanti (Phi Châu) và thấy cần đến một sĩ quan cương quyết nên đã chọn B.P.

ASHANTI

Kinh đô của Ashanti là Kumassi cách xa bờ bể Tây Phi 150 dặm và con đường tới đó băng qua nhiều đồng lầy và rừng rậm. Phải động viên người bản xứ để mở đường cho quân sĩ và B.P. được chỉ định chỉ huy toán đó. Như vậy nghĩa là phải hạ cây, làm cầu, cất nhà, cho tới khi cuộc hành quân chấm dứt. Việc làm cầu, dựng lều không có điểm nào Cụ không biết. Không có cuộc giao tranh nào xảy ra cả vì vua Prempeh (Vị này nhiều năm sau này là Hội trưởng Hội Hướng đạo Ashanti) nhận thấy rằng ít hy vọng thắng nếu đánh nhau, và quyết định không hy sinh nhân mạng và chấm dứt cuộc buôn bán nô lệ (cố đánh nhau).
Cuộc hành quân này có hai điều dính dáng tới phong trào Hướng Đạo. Chính trong thời kỳ này Cụ thường đội chiếc mũ cao bồi nổi danh và cũng vì thế nên người bản xứ gọi Cụ là “Kantakye” nghĩa là “con người mũ lớn”.
Điểm thứ hai là chiếc gậy Hướng đạo. B.P. nhận thấy viên chánh kỹ sư bao giờ cũng mang theo một cây gậy có vạch sẵn kích thước. Cụ cắt nghĩa sự hữu dụng của gậy lúc nhảy qua suối, dò bãi lầy, đo khoảng cách khi dựng cột điện thoại. Sự nhận định đó B.P. ghi vào óc để sau này đem ra thực hành.
Nhờ hiểu biết về dân bản xứ, Cụ học được câu châm ngôn của Phi châu “Softlu, Softlu, catchu, Monkey” hay là “Đừng lao đầu vào việc, phải từ từ”. Cụ rất thích đọc câu đó khi thấy ai muốn đâm sầm vào công việc mà không suy xét. Có lẽ Cụ cũng quan sát thấy việc bắt tay trái là một dấu hiệu thân hữu.
B.P trở về Anh quốc nổi tiếng hơn và được thăng trật. Chẳng bao lâu Cụ lại được chỉ định vào công tác đặc biệt khác, công vụ mà sau này Cụ gọi là “cuộc phiêu lưu hi hữu nhất đời”.

MATABELAND

Năm 1896, cuộc nổi loạn bùng nổ tại xứ Matabeland (mà nay gọi là Rhodesia), B.P. được chỉ định làm Tham Mưu Trưởng cho vị Tư lệnh Lực lượng Anh.
Không vùng nào cần đến tài thám sát cho bằng Matabeland. Người bản xứ không dàn trận đánh nhau nhưng núp trong bụi rậm, hay sau những tảng đá lớn trên núi, nơi họ biết rõ từng tấc đất. Họ toàn là Hướng Đạo lành nghề.
Vì vậy nơi đây phải cần tới tài của B.P. Công việc của Cụ rất nặng vì Tham Mưu Trưởng phải hoạch định mọi chỉ thị sao cho cuộc hành quân có kết quả. Đa số những vụ thám sát, cụ thường thi hành về đêm. Lúc đầu, Cụ hay đi với Thiếu tá Fred Burnham, một Hướng Đạo nổi danh đã do mọi da đỏ hướng dẫn trong nghề. B.P. chóng biết ý nghĩa của từng dấu vết đến nỗi Burnham đã gọi Cụ là “Sherlock Homes”. Ban đêm B.P. đi giày đế cao su và rình mò trên những ngọn đồi Matoppos để tìm đường nhỏ, những khúc quanh giữa các mô đá. Bao giờ Cụ cũng đem về được những tin tức về vị trí của quân Matebe. Sau địch quân biết và cố rình bắt Cụ. Chúng gọi Cụ là “Impeasa” nghĩa là “con sói không bao giờ ngủ” và mỗi khi trông thấy Cụ, chúng thường la lớn tên Cụ và doạ sẽ hành động kinh khủng nếu bắt được cụ.
Luôn luôn Cụ dẫn quân lính theo những đường Cụ đã tìm thấy đến đúng địa điểm để tấn công lợi thế nhất.
Có lần quân lính thiếu nước uống nhưng nhờ quan sát Cụ thấy dấu chân một con hoãng đào ở một khoảng đất cát, Cụ luận ra rằng chỗ đó có nước, lấy tay bới và tìm được mạch nước nhỏ giúp cho binh sĩ thoát cơn khát ghê gớm.
Trận quan trọng nhất là chống với tay thủ lãnh Wedza, trốn ở một khu đồi dốc đầy những phiến đá lớn. Trực tiếp tấn công một ít quân sẽ không kết quả nên cần phải lừa địch. B.P. chỉ huy một đại đội (120 ngừơi), Cụ phái 25 người đi về một phía với lệnh phải hành động để địch lầm tưởng là quân số gấp 20 lần. Họ phân tán lên khu đồi, luôn luôn thay đổi vị trí và bắn súng gây cho địch có cảm tưởng đó là một lực lượng rất hùng hậu. Đêm đến, B.P. bắn hoả châu lên và các tiểu đội di chuyển cũng được lệnh bắn súng. Wedza tưởng là một lực lượng lớn được phái đến tấn công. Sau vài cuộc đụng độ, nhờ đêm tối, hắn rút quân bỏ vị trí lại cho lính Anh.
Cũng trong một cuộc hành quân, B.P. thu được một chiến lợi phẩm: chiếc tù và bằng sừng linh dương, cũng có công dụng trong Hướng Đạo.
Năm 1907, Cụ dùng tù và này ở trại Hướng Đạo đầu tiên tại đảo Brownsea và sau này trao lại cho Gilwell Park mở vào năm 1929 trong cuộc họp bạn Coming-of-Age (Tới thời). Tù và đó nay để tại phòng họp Liên đoàn tại Trại trường Gilwell.

Trở lại ẤN ĐỘ

Vì có công nên B.P. được thăng chức và năm 1877 Cụ lại được phái sang Ấn Độ để chỉ huy Quân Đoàn Long Kỵ Binh thứ 5. Cụ là người ưa kỷ luật nhưng không chú ý nhiều đến quyền hành, Cụ sống thân mật với các sĩ quan dưới quyền cũng như với quân sĩ. Cụ chú ý nhiều đến những vấn đề sức khoẻ cũng như tìm cách cho họ bằng lòng. Cụ góp phần vào những buổi hoà nhạc và trổ tài đóng kịch.
Có một lần, một binh nhì ở trung đoàn khác tới giúp một trò vui trong buổi hoà nhạc của trung đoàn. Anh chàng đó xưng tên mình là Brown, trông rất đần độn, ủ dột và trò của anh ta bị cử toạ huýt còi dữ dội. Binh nhì Brown tiến ra trước sân khấu tuyên bố rằng theo anh nghĩ thì đối xử với đồng bạn như vậy thật là hèn; anh ta đã cố gắng hết sức rồi! Chính trong lúc đó thì có ngừơi hét to lên: “Ô kìa, đúng là B.P.” Lúc đó vị sĩ quan chỉ huy (B.P.) mới ra mặt và hát cùng pha trò, khiến cử toạ cười bò ra.
Các sĩ quan nhận thấy Cụ còn giỏi về săn lợn rừng bằng thương và mã cầu nữa. Cụ luôn luôn tìm những phương kế làm cho đời sống của binh sĩ thêm hứng thú hơn, nhưng cái thành công duy nhất của cụ là luyện quân lính trở thành Hướng Đạo quân đội. Đó là điều mới mẻ. Cụ chia binh sĩ ra thành những đơn vị nhỏ, do một ngừơi phụ trách hoàn toàn chịu trách nhiệm về khả năng của cả đơn vị. Cụ huấn luyện dưới hình thức tranh đua mà bây giờ chúng ta gọi là trò chơi lớn.
Thỉnh thoảng binh sỉ được phái đi từng nhóm hai người một để quan sát, họ phải tự giữ gìn sức khoẻ và khi về phải làm một tờ phúc trình đầy đủ. Ai giỏi, được cấp một huy hiệu – hình đầu mũi tên trên địa bàn – Bộ Quốc phòng cho phét xử dụng huy hịệu ấy, đó là huy hiệu tài năng đầu tiên được dùng trong quân đội.
Chính lúc Cụ sắp rời Ấn độ vào năm 1899 – tuy vậy không ai đoán được đó là lần cuối cùng trong đời nhà binh của Cụ tại nơi đây – Cụ hân hoan lãnh nhận lời ban khen của vị Tổng Chỉ Huy về khả năng của Trung đoàn do Cụ chỉ huy.
Khi trở về Anh quốc, B.P. mang theo bản thảo của cuốn sách nhỏ, quyển “Lời khuyên để hoạt động Hướng Đạo”, Cụ viết phần lớn quyển sách này trong những dịp nghỉ tại Kashmir, lúc đó Cụ dùng thì giờ phác hoạ và quan sát đời sống trong rừng. Quyển sách tóm tắt phương pháp Cụ dung để huấn luỵện binh lính dưới quyền Cụ và Cụ cho rằng quyển sách nhỏ này có thể hữu ích cho tất cả các binh sĩ. Sách đó cũng là mối liên lạc đưa tới Hướng Đạo Đòan.

NAM PHI

Về chưa được bao lâu thì Huân Tước Wolseley, vị Tổng Chỉ Huy, triệu Cụ tới Bộ Quốc Phòng. Sau đây là một đoạn trong câu chuyện của hai người.
“Tôi muốn đem ông đi Nam Phi. Thứ bảy sau ông có thể đi được không?”
“Thưa ngài không thể được”.

Thật là loạn! Nhưng B.P. nói thêm: “Vì thứ bảy không có tàu, nhưng có một chiếc sẽ khởi hành vào thứ sáu!”
Wolseley cười lớn và cắt nghĩa cho B.P. hiểu rõ ý ông.

Ở xứ Transvaal và xứ Orange tự trị giữa Anh và người Boers có thể xảy ra tại Nam Phi chiến cuộc. Nếu chiến tranh bùng nổ thì vấn đề sinh tử là phải bảo vệ vùng Bắc và Tây Bắc ranh giới xứ Cộng Hoà Boers.
B.P. phải động viên hai trung đoàn kỵ binh để làm việc đó và đóng ở những cứ điểm dọc theo biên thuỳ, nhưng phải hành động hết sức kín đáo.
Một công việc như vậy rất hợp với B.P. Ông được toàn quyền hành động và trong những trường hợp khó khăn phải tự quyết định.
Tháng 7 năm 1899 khi tới tỉnh Cap, Cụ gặp rất nhiều trở ngại. Các nhà cầm quyền nơi đó không muốn hành động gì để phá âm mưu của người Boers cả. Cụ đặt bản doanh tại Bulaways và bắt đầu mộ lính. Một trong hai Trung đoàn được đặt dưới quyền của Thiếu tá Herbert Plumer (sau này thăng tới chức Thống chế) đã hoạt động cùng B.P. trong trận chiến với dân Matabele và sau này lại cộng tác với Cụ trong phong trào Hướng Đạo.
Lúc đó không còn đủ thời giờ để huấn luyện như thường lệ nên lại phải dùng phương pháp của B.P. là huấn luyện từng nhóm nhỏ và thao diễn, thực tập rất nhiều; một lần nữa kết quả vô cùng khả quan.
Cuối tháng chín, khi chắc chắn là có chiến tranh, Cụ đã có sẵn hai trung đoàn để tung ra trận tuyến. Thật là một thành công lớn về phương diện tổ chức.

MAFEKING

Chiến tranh bùng nổ ngày 11 tháng 10. Lúc đó B.P. đã giao quyền điều khiển Trung đoàn ở Rhodesia cho Plumer. Còn Cụ thì cùng với Trung đòan thứ hai đóng đại bản doanh tại Mafeking sát biên giới xứ Transvaal.
Ngay lúc đầu Đại Tướng Cronje cùng chin ngàn quân Boers tiến đánh Mafeking cốt làm nhẹ bớt cái áp lực quân sự không đáng kể đó. Chỉ riêng vấn đề này cũng đủ làm cho việc cố thủ Mafeking trở nên giá trị. Có lẽ người Boers cho rằng họ có thể chiếm dễ dàng cái tỉnh bé nhỏ nằm giữa một cánh đồng cỏ và thiếu những cứ điểm phòng vệ thiên nhiên. Ngày nay, một vài chiến xa cũng có thể hoàn thành công việc đó trong vài giờ. B.P. cho đào hầm quanh thành, đắp ụ và đắp cứ điểm phòng vệ ở những địa điểm chiến lược . Quân số trong thành gồm vỏn vẹn hơn trên một ngàn binh sĩ, đa số lại chưa có kinh nghiệm chiến đấu; ngoài ra còn có 8 ngàn dân bản xứ, nhưng họ không tham dự gì vào cuộc chiến cả (và cả hai phía cũng không muốn dừng người bản xứ vì lý do muốn tránh sự đụng độ giữa hai màu da.)
Trọng pháo thì quá xưa, ngay cả đạn cũng cũ đến nỗi ngòi nổ phải dùng giấy để chèn. Ngoài ra, còn thêm được hai cỗ nữa: một do xưởng cơ khí hoả xa chế và được gọi là “Sói Rừng”. Khẩu thứ hai là khẩu súng cổ từ thế kỷ 18 mới tìm ra và do một trại chủ dùng làm cột cổng ra vào. Sau khi đào lên và lau chùi sạch sẽ người ta thấy tên tắt của người làm cỗ súng đó cũng là B.P.! Để đối phó với những súng khốn khổ trên đây người Boers dùng toàn súng hạng mới nhất và thêm cả một khẩu 94 (cỡ súng tính theo thước Anh) – một súng lớn vào thời đó.

Làm sao mà lúc đó Mafeking giữ được 7 tháng trường? Chỉ độc nhất có một câu trả lời ấy là nhờ thủ đoạn và tính tình vui vẻ của B.P. Người Boers đã biết tiếng Cụ trong lúc đụng độ với dân Matabele nên không biết Cụ sẽ hành động ra sao. Cụ làm cho họ luôn luôn phải đề phòng. Cụ không muốn ngồi yên để cho địch bắn; Cụ biết rằng sự phòng thủ tốt nhất là tấn công và nếu lúc nào quân sĩ cũng bận rộn thì lúc lâm trận tinh thần sẽ cao hơn.
Một vài kế hoạch Cụ đưa ra hoàn toàn là để lừa địch. Cụ cho chôn những quả mìn điếc quanh thành, cách quãng với những yết thị báo cho những người bất cẩn rõ là có mìn. Cụ biết rằng tin đó sẽ tới tai địch. Muốn cho có vẻ xác thực, một hôm Cụ với một vị kỹ sư thử một quả; tiếng nổ vang trời và tin đó lan rất nhanh. Thật ra thì quả mìn đó có nhồi thuốc, còn những quả khác thì đầy cát. Điều đó khiến cho người Boers thận trọng khi muốn vào gần thành ban đêm và cho họ biết là tấn công về đêm thì cực kỳ nguy hiểm.

Một mẹo khác, cũng cùng một mục đích là việc chế một thứ đèn pha di chuyển được. Người trong thành phải luôn luôn xê dịch những ngọn đèn đất (khí đá). Gương phản chiếu của đèn làm bằng hộp bánh bích quy đóng vào đầu gậy, đèn có thể bật sáng được từ dưới hầm trong vài phút, rồi ngọn đèn đó lại phải vội vã đưa tới địa điểm khác và bật lên như vậy. Người Boers cho rằng thành phố có cả một “hệ thống đèn pha”.
Theo sự thoả thuận của đôi bên thì chủ nhật không đánh nhau vì cả những kẻ bao vây lẫn những người bị vây đều muốn có thì giờ để đi lại tự do hơn.
Người Boers có thể ra khỏi hệ thống giây thép gai bao quanh vị trí họ. Quanh Mafeking không có giây kẽm gai, nhưng B.P. ra lệnh cho binh sĩ phải có dáng điệu khi ra ngoài như thể là quanh tỉnh cũng có hệ thống kẽm gai vậy.
Cụ khuyến khích quân sĩ chơi và đùa vui ngày chủ nhật để giữ vững tinh thần; Cụ cũng cùng chơi đùa với họ. Có lúc người ta thấy Cụ ngồi uống trà với lính tại một nơi, lúc khác lại thấy Cụ đang làm hề ở nơi khác. Tất cả những thú vui đó giúp cho dân sự bị bao vây tin tưởng. B.P. có chiếc chòi quan sát ngay cạnh bản doanh của Cụ; dân trong thành luôn luôn nhìn thấy Cụ dùng ống nhòm quan sát hàng ngũ địch và họ nói: “Khá lắm, Thiếu tá luôn quan sát địch”, hay “hình như ông biết hết hiện tình bên địch.”

Có lần, tướng Cronje tấn công nhưng bị đẩy lui, sau đó ông rút đi với một số đông quân sĩ để việc vây thành cho một sĩ quan dưới quyền.

Người Boers cũng phục tài B.P.; họ khó lòng mà biết lúc nào Cụ ngủ. Đêm đêm Cụ thường lẻn ra ngoài thành một mình để quan sát xem đại bác có bị di chuyển không hay đường hầm có đào gần vào thành hơn không, Cụ cũng đi khám những vị trí xa thành để chắc chắn là binh sĩ lúc nào cũng cẩn mật canh phòng. Ngay cả với các sĩ quan dưới quyền Cụ cũng như với dân trong thành, không ai biết rõ Cụ ngủ vào lúc nào; những phút chợp mắt đi vào ban ngày đã đủ đối với Cụ.
Thời gian trôi, các điều kiện vật chất trở nên khó khăn them. Mafeking ở cách xa chiến trường chính. Quân đội Anh thua hết trận nọ tới trận kia khiến mọi người thất vọng. Ở Anh, cuộc phòng thủ anh dũng của cái cứ điểm nhỏ bé đã đem lại hy vọng và tin tưởng. Lực lượng ở đây không được thay thế cho tới khi quân Boers đầu hàng: tháng Hai năm 1900. Trong khi đó thì lương thực cạn dần. Súc vật và ngay cả ngựa cũng biến thành thức ăn, và không phí đi một mẩu nào. Một món ăn “bột dán áp phích”, tên do B.P. gọi món ăn đó, nấu bằng kiều mạch thay cho bột mì. Mọi điều cần thiết được thực hiện để giữ gìn cuộc sống trong tỉnh. B.P. vẽ ra đồng “1 bảng” để tiêu tại chỗ, tem thư cũng được in ra. Chiếc tem đầu tiên có hình Cụ (được in ra vì Cụ không để ý tới) lúc biết, Cụ vội vàng thay thế bằng tem khác với hình một em bé đi xe đạp. Ngay bây giờ còn có người cho rằng việc dùng hình B.P. cũng một phần do Cụ muốn làm quảng cáo cho cá nhân Cụ. Làm mất những chuyện tương tự thật là điều khó khăn, khi mà trên thị trường còn có thứ tem đó.

CÁC HƯỚNG ĐẠO THÀNH MAFEKING

“Em nhỏ đạp xe” mới quan trọng. Đường hầm phòng thủ quá dài, thêm vào đó là số binh sĩ bị thương, có nghĩa là thiếu người…
Huân tước Edward Cecil, Tham Mưu Trưởng của B.P. quyết định dùng các trẻ em trong tỉnh vào việc đưa thư và chạy giấy. Chúng mặc bộ đồng phục “kaki” với chiếc mũ bóp méo – mũ cao bồi đội nghiêng hoặc mũ rơm – và là những trẻ từ 9 tuổi trở lên, dưới quyền chỉ huy của một trẻ khác tên Goodyear. Trước tiên thì chúng được cưỡi lừa, nhưng dần dần lừa phải vào nồi, cho nên phải dùng xe đạp. B.P. rất chú ý tới sự vui vẻ va được việc của chúng. Có lần một em phóng xe dưới làn mưa đại bác để chuyển thư, B.P. hỏi: “Đi như thế trong lúc đạn bay có ngày em đụng phải 1 trái thôi!”. Em nhỏ trả lời: “Thưa ngài, em đạp nhanh đến nỗi không bao giờ đạn theo kịp em.”
Một phận sự khác của những em đó là thay phiên nhau trèo lên trên một ngôi nhà cao nhất và báo động cho mọi người ẩn núp khi quân Boẹrs bắn… vào các ngày xa xưa đó, đạn trái phá cũng đi chậm!!!…
Cuộc gắng sức tấn công cuối cùng vào thành là ngày 12 tháng 5. Các trẻ em suốt ngày đưa thư và làm đủ mọi việc cần thiết dưới làn đạn. Cuộc tấn công thất bại và lũ trẻ được hãnh diện điệu tù binh về thành.
Cuối cùng có tin là quân cứu viện sắp tới và ngày 16 tháng 5, đường giao thông đã dễ. Một trong những người đầu tiên vào Mafeking là em út của B.P. Thành phố đã chống giữ suốt 217 ngày, nhân trong thời gian đó chừng 20.000 đạn đại bác và độ gần một nghìn người bị thương hay chết, kể cả một nửa số sĩ quan. Khi chiến tranh chấm dứt, B.P. viết: “ Chúng tôi thảy đều rất mệt và điều chúng tôi ước ao nhất là ngủ cho ngon.”
Anh quốc vô cùng hoan hỉ khi hay tin thành Mafeking được giải vây. Sự lạc quan của đám người giữ thành nhất quyết không chịu đầu hang tuy bị cạn lương nhiều ngày, đã kích thích trí tưởng tượng của dân chúng. B.P. trở nên vị anh hung. Cụ được thăng Thiếu tướng và Nữ hoàng Victoria gửi điện văn ban khen. Cả Wolseley và Roberts cũng ca tụng tài chỉ huy và tài tháo vát của Cụ.
Dĩ nhiên là dân chúng muốn tỏ lòng với con người chống giữ Mafeking, nhưng chiến tranh chưa kết liễu và một quân nhân không thể nghỉ được. Sau vài tháng chiến đấu ở vùng phía đông Mafeking, B.P. được lệnh phụ trách một đặc vụ khác. Lần này Cụ phải tuyển và huấn luyện một quân đoàn có nhiệm vụ vãn hồi trật tự toàn xứ đó khi chiến tranh chấm dứt.

ĐOÀN CẢNH SÁT NAM PHI

B.P. hăng hái và thận trọng bắt tay vào công việc mới – tài tổ chức của Cụ không thể lường được; điều đó không có nghĩa là Cụ tự làm lấy mọi việc. Một khi mà đường lối đại cương đã được hoạch định và cứu xét cẩn thận tới chi tiết, Cụ giao việc thi hành cho người khác và chỉ kiểm soát sự tiến triển của công việc.
Sự học vể “Hướng đạo” đã dạỵ Cụ nhận biết từng lỗi lầm nhỏ và lúc đó Cụ mới hành động lộ để sửa chữa. Sau này, trong Phong trào Hướng Đạo, Cụ cũng áp dụng phương pháp đó. Cụ không có gì là độc đoán; Cụ hoan nghênh mọi ý tưởng và đề nghị, nhưng một khi đã có quyết định, cụ kiên quyết bắt phải theo đúng.
Hầu như chỉ một mình Cụ phác hoạ ra cách thức tổ chức Đoàn Cảnh Sát Nam Phi (vì đa số sĩ quan còn phải bận bịu vì cuộc chiến) Cụ được xem thấy giai đoạn đầu của tổ chức đó khi Cụ lâm bệnh. Điều kỳ lạ là bệnh của Cụ kéo quá dài. Công cuộc cố thủ Mafeking thật phi thường tiêp theo đó là cuộc hành binh rồi tới việc tổ chức quá nặng nề một lực lượng cảnh bị mới. Cụ được lệnh phải hồi hương vì sức khoẻ và đã tới lượt dân chúng gặp may! Bất cứ ai đi tới đâu, Cụ cũng được đón tiếp nồng nhiệt. Cụ cố lẩn tránh; một lần tới Southampton Cụ điều đình với nhân viên hoả xa dừng xe lửa ngay trước khi tới Luân Đôn và trốn tới nằm nhờ ở nhà một người bạn ít lâu.
Khi Anh Hoàng Edward III (vừa lên ngôi) mời Cụ tới điện Balmoral, B.P. phải chọn một đường vòng để tránh những cuộc tiếp đón của dân chúng. Cuối buổi chầu, nhà Vua ban cho Cụ một đùi thịt nai; ngài nói: “Tôi thấy ông ăn ít quá. Ông phải giữ gìn sức khoẻ. Đừng có quên – phải ăn nhiều nữa!”
Rồi B.P. còn phải dự biết bao nhiêu cuộc tiếp đón khác nữa, nhưng có lẽ Cụ thích nhất buồi lễ đặt viên đá đầu tiên xây Đài Chiến sĩ Trận Vong Charterhouse.

HOÀ BÌNH

Đầu năm 1902, Cụ trở lại Nam Phi – Đạo quân Cảnh Sát Nam Phi đã nổi tiếng vì trong lúc cuộc chiến chưa dứt, đoàn quân này cũng đã tham dự những cuộc chiến đấu lẻ tẻ tháng 6, hoà bình trở lại và lúc đó quân Cảnh sát Nam Phi có thể hành động đúng mục tiêu – vãn hồi trật tự và tình thân hữu trong xứ. Chính B.P. đi kinh lý hang nghìn dặm để kiểm soát nhân viên và khuyến khích họ trong nhiệm vụ khó khăn. Cụ đã huấn luyện họ lối làm việc từng hai người một và nhận trách nhiệm giải quyết ngay vấn đề chứ không đợi chỉ thị của cấp trên.
Bộ Quốc phòng chuyển B.P. sang nhiệm vụ khác khi biết chắc là cơ quan Cảnh sát Nam Phi có thể gắng tự hoạt động được. Cụ được phong làm Tổng Thanh Tra Kỵ binh, chức vị cao nhất cho một quân nhân ngành đó. Chúng ta không cần tả tỉ mỉ thời kỳ đó ra đây, chỉ cần nhấn mạnh rằng một lần nữa, Cụ tỏ ra rằng Cụ có lối hành động đặc biệt và không ngại đem thử những phương pháp mới làm gai mắt những người già kinh nghiệm.
Năm 1907 Cụ đã 50 và tới tuổi về hưu. Theo thường tình, có lẽ Cụ phải chấm dứt hoạt động để hưởng một cuộc sống bình thản hơn. Trong mấy năm, Cụ giúp sức vào việc tổ chức Bộ binh theo lối mới và huấn luyện họ theo một phương pháp khác thường đối với thời đó. Cụ trù định thứ mà nay ta gọi là trò chơi lớn, cùng huấn luyện họ ngoài trời để họ biết tự giữ gìn sức khoẻ và tự lãnh trách nhiệm.
Đồng thời, một cuộc sống mới đã mở rộng cửa đón Cụ: Hướng Đạo Đoàn.

HƯỚNG ĐẠO CHO TRẺ EM

Click image for larger version

Name:	scfboys.jpg
Views:	600
Size:	14.0 KB
ID:	3347

Chúng ta hãy trở lại vài năm để xem Phong trào Hướng Đạo bắt đầu ra sao…
Sau chuyện Mafeking, nhiều em nhỏ viết thư cho B.P. để hỏi ý kiến hay xin chữ ký! Thí dụ, một hội thiếu niên viết thư cho Cụ và Cụ trả lời: “Các bạn không nên tự mãn là ngồi để chống với những thói xấu, nhưng cũng phải hoạt động để làm điều hay. Nói làm điều hay, ý tôi muốn nhấn mạnh điểm các bạn phải hành động để trở nên hữu ích và làm những điều tốt đối với kẻ khác”. Rồi Cụ tiếp tục đề nghị mỗi người nên hứa ít nhất thực hành một việc làm vui long một người trong ngày.
Khi trở về Anh, Cụ ngạc nhiên nhận thấy cuốn sách nhỏ dùng trong quân đội, quyển “Giúp cho việc Hướng Đạo”, đã được dùng để huấn luyện trẻ em ở học đường và các hội. Rồi Huân Tước William Smith mời Cụ tới thăm tổ chức Thiếu Sinh Quân. B.P. bị kích động bởi sự lanh lợi và sốt sắng của các em. Cụ đưa ra ý kiến rằng nếu có những hoạt động kích thích như những trò thám sát, chắc chắn còn nhiều em sẽ xin gia nhập phong trào. Huân Tước William nồng hậu tiếp nhận ý kiến đó và xin Cụ thảo cho một chương trình.
Điều đó khiến B.P. suy nghĩ. Cụ không bao giờ hấp tấp phác hoạ những chương trình trên giấy tờ nhưng thường suy nghĩ và đưa ra thảo luận với nhiều người khác. Cụ đưa ra một chương trình huấn luyện cho Thiếu Sinh Quân, nhưng chỉ được thực hiện một phần, và Cụ nghĩ rằng một chương trình tương tự có thể hữu ích cho trẻ em trong những đoàn thể khác và Cụ đưa ra thêm nhiều chi tiết. Các bạn hữu khuyến khích Cụ viết lại cuốn “Giúp cho việc Hướng Đạo” để dùng cho trẻ em. Cụ bắt đầu công việc, nhưng lại quyết định phải xem những ý kiến riêng có thể đem ra thực hành được hay không.
Cụ triệu tập một nhóm lẫn lộn các em ở đủ giai cấp, một số là con em bè bạn số còn lại ở Thiếu Sinh Quân. Tháng 8 năm 1907, Cụ đưa các em xuống tàu tại Hải cảng Poole ra đảo Brownsea cắm trại.
Tất cả có 21 em, và chia làm 4 đội: Sói, Cun Cút, Bò Rừng và Quạ. Cuộc cắm trại đó không có gì khác ngày nay mấy, nhưng chắc chắn là thâu lượm được nhiều kết quả. Điều đó chứng tỏ rằng, những hoạt động do B.P. đưa ra trong chương trình rất là thích thú và được ưa chuộng.

Sau cuộc cắm trại Cụ chăm chú vào việc viết tiếp cuốn “Hướng Đạo Cho Trẻ Em” đồng thời triệu tập những cuộc nói chuyện để giải thích về ý kiến của Cụ. Cuộc nói chuyện đầu tiên vào ngày 8 tháng 11 năm 1907 tại Hereford và ngay trước khi sách được xuất bản đã có vài Đội Hướng Đạo được thành lập, họ theo những ý kiến trong tập chương trình đại cương viết tay cùa Cụ.
Cuốn “Hướng Đạo Cho Trẻ Em” được xuất bản thành 6 tập cách nhau nửa tháng và mỗi tập giá 4 xu (xu Anh); tập đầu vào tháng 1 năm 1908.
Sự thành công rất mau lẹ và kinh ngạc! Hàng ngàn trẻ em tranh nhau mua sách, họp thành Đội và nổng nhiệt yêu cầu người lớn đứng ra làm Trưởng và lập thành Đoàn.

Điều đó ra ngoài ý muốn của B.P. Cụ tưởng rằng Hướng Đạo chỉ là những hoạt động bổ túc cho những tổ chức thiếu niên sẵn có và nếu chỗ nào không có những tổ chức cho thiếu niên thì có lẽ có thể lập ra một vài Đội Hướng Đạo.
Nhưng sự bành trướng quá lẹ của Hướng Đạo như một Phong Trào riêng biệt là điều mà Cụ không dự tính trước. Giấy tờ xin chỉ dẫn cuồn cuộn tới, phải đặt một văn phòng để trả lời thư từ.
Thực tế, một phong trào cho trẻ em đã nhanh chóng thành hình – phong trào nổi lên như nấm; số đoàn viên tăng vòn vọt, càng ngày giấy mời B.P. dự các trại và những cuộc Họp bạn càng nhiều. Năm 1908, Cụ lên miền Humhaugh miền Bắc, dự cuộc Họp bạn thứ hai và năm 1909 dự trại thứ ba ở duyên hải phía Nam tại Buckler’s Herd. Chính Hướng Đạo Thuỷ Đoàn bắt đầu được lập tại đây.

PHONG TRÀO BÀNH TRƯỚNG

Cuộc bành trướng kỳ lạ của phong trào lan nhanh ra khỏi biên giới Anh Quốc. Chí Lợi là quốc gia đầu tiên có Hướng Đạo (1909) và dĩ nhiên là những thuộc địa Anh cũng sớm có Hướng Đạo.
Năm 1909 B.P. sang Gia Nã Đại cùng hai đội Hướng Đạo Sinh Các Hướng Đạo Sinh này được tuyển lựa sau cuộc thi tài qua tờ Hướng Đạo Sinh (The Scout), tờ đầu ra ngày 18-4-1908 mà con số lên nhanh tới trên 100.000 tờ.
Từ Gia Nã Đại, B.P. tiếp tục cuộc hành trình đi Hiệp Chủng Quốc. Sau đây là câu chuyện nhờ nó mà Phong-trào đựơc đưa tới nước đó.
Một nhà xuất bản Mỹ, ông William D. Boyce, tới Luân Đôn vào một ngày dầy đặc sương mù: ông được một Hướng Đạo Sinh dẫn đường (một Hướng Đạo Sinh đến nay cũng không ai biết đươc tên); em đó từ chối không nhận tiền, nói rằng bổn phận của H. Đ.S. là phải giúp ích đồng loại. Ông Royce rất cảm động vì cử chỉ đó và tìm hiểu cái Phong trào cho Thiếu niên. Ông trở về Mỹ với những cuốn “Hướng Đạo Cho Trẻ Em” và mẫu các huy hiệu. Hướng Đạo Mỹ bắt đầu từ câu chuyện trên.
Ngày nay, trên một bãi cỏ ở Trại Trường Gillwell Park (gần Luân Đôn) chúng ta thấy tượng một Bò Rừng Mỹ được gửi tới biếu Hướng Đạo Anh Quốc để ghi nhớ câu chuyện bất ngờ cũ.

ĐIỆN CRYSTAL

Năm 1909 thật là năm quan trọng vì cuộc Họp Bạn vĩ đại thứ nhất được tổ chức tại Điện Crystal, qui tụ chừng 10.000 Hướng Đạo Sinh – hai năm sau cuộc cắm trại ở Brownsea. Trong khi đi thăm trại B.P. lạ lùng nhận thấy một nhóm thiếu nữ đội mũ Hướng Đạo Họ giải thích rằng họ cũng muốn gia nhập Hướng Đạo như anh em họ; ngày đó cũng là ngày khai sinh Phong Trào Nữ Hướng Đạo.
Lúc này, Hướng Đạo đòi hỏi Cụ nhiều thì giờ nên Cụ phải cân nhắc tương lai của riêng Cụ. Sau B.P. được nhà vua cho phép tổ chức (tháng 5 năm 1910) trong quân đội và trao tặng huy chương K.C.V.O vì công lớn lúc trước.
Một biến cố quan trọng nữa cho Hướng Đạo là cuộc Họp Bạn Windoor năm 1911 mà vào khoảng 30.000 Hướng Đạo Sinh được Anh Hoàng George V tiếp. Các trẻ em rất mong được gặp mặt Vua cũng như gặp B.P.- Cụ đi giữa các em để cho các em biết rõ con người xương xương, rắn rỏi với tiếng nói trầm trầm, tiếng nói làm cho người ta tưởng rằng Cụ vẫn còn trẻ. Các H. Đ.S. cũng thấy rằng Cụ cũng không phải là một con người quan trọng, cứng rắn khó gần, nhưng là một người mà họ có thể tới để trò chuyện được, người lúc nào cũng để ý tới họ và hành động của họ.
Chính tại Windoor cuộc trình diện bất thần được đưa ra lần đầu. B.P. muốn bỏ lối thăm trại quá câu nệ về hình thức là sắp hàng đợi rất lâu, mà là nấp ở bất cứ chỗ nào, đợi lệnh nhảy ra, giơ gậy lên đồng thời làm tiếng kêu của đội; lúc sắp hàng xong thì giữ yên lặng hoàn toàn-Lần đầu, thấy kiểu trình diện, quan khách thấy rất khiếp đảm vì hầu như bị cả một làn sóng 30.000 Hướng Đạo Sinh tràn qua mình.
Năm sau, (1912) toàn thể Hướng Đạo Sinh đều hân hoan khi hay tin Vị Huynh Trưởng của họ đính hôn với cô Olave St Clair Soasmes. Cuộc lạc quyên “Một xu Nhỏ” do các Hướng Đạo Sinh đóng góp được tổ chức để mua một xe hơi làm quà cho họ nhân dịp lễ thành hôn của Cụ.
Cùng năm đó lại còn cuộc Triển lãm về Phong trào Hướng Đạo tại Birmonpam; Triển lãm này cho công chúng biết qua về tài thủ công và những đồ vật tự ý làm trong lúc nhàn rỗi của các đoàn sinh của Phong trào. Dần dần, dân chúng biết Hướng Đạo hoạt động ra sao.

B.P. rất bận; thư từ quá nhiều, giải quyết công việc tại trụ sở Hội, thăm viếng các Hướng Đạo Sinh ở Anh cũng như ở ngoại quốc, thi hành những ý kiến mới như thành lập ngành Sói – Thật kỳ diệu là một người có thề giải quyết được tất cả những việc trên.
Cụ giải quyết ra sao? Một phần là Cụ khéo dùng thì giờ – ở nhà, Cụ ngủ ở hành lang, dạy sớm và chạy cùng bầy chó – Cụ rất mến súc vật, nhất là chó- rồi đặt chương trình hoạt động trong ngày đó, không để phí thì giờ một phút; lúc đội Cụ ghi những ý kiến hoặc trả lời một vào bức thư cần Cụ chú ý tới; thỉnh thoảng Cụ lại phác hoạ hoặc vẽ bằng màu, làm vườn, lấy đất sét nặn hình đầu người. Thí dụ gian hàng Hướng Đạo cần tượng một Hướng Đạo Sinh lẽ dĩ nhiên là B.P. được yêu cầu cho mẫu; lúc cần tới một chứng chỉ mới họ cũng nhờ Cụ vẽ kiểu. Cụ cũng cố gắng thu xếp để dành một vài ngày, vào việc giải trí mà Cụ ưa nhất – đi câu – Cụ thích môn này chỉ vì có thể ngồi một mình giữa vùng quê tươi đẹp.

CHIẾN TRANH

Click image for larger version

Name:	bp-fly-fishing-01.jpg
Views:	620
Size:	36.3 KB
ID:	3348

Thế chiến thứ nhất bùng nổ (1914-1918), nhiều người cho rằng cái Phong trào trẻ trung này – mới được 6 năm – sẽ tan rã. Sự thật chứng minh trái lại quá xa. Hướng Đao Thuỷ Đoàn xung phong nhận nhiều nhiệm vụ canh phòng bờ biển và mãi đến năm 1920, nhiệm vụ mới chấm dứt. Trong thời gian đó, chừng 30.000 Hướng Đạo Sinh Thuỷ Đoàn đã thi hành nhiệm vụ, các Hướng Đạo Sinh khác được dùng vào mọi việc, canh phòng đường xe lửa và cầu cống, giúp trong các y viện, quán ăn và những việc hữu ích cho quốc gia như đưa tin, thổi kèn “báo tĩnh” sau mổi cuộc oanh tạc.
Trong lúc đó B.P. làm gì? Thỉnh thoảng có người nói là Cụ tổ chức do thám ở Đức; một tờ báo Mỹ đăng tin Cụ bị bắn chết vì do thám phản quốc! Không điều nào đúng cả, Cụ quá bận vào công việc để có thề sang Đức do thám được. Cụ phụ trách rất nhiều việc cho Hiệp Hội Thanh Niên Thiên Chúa Giáo để giúp binh sĩ ở Pháp. Cụ và Bà B.P. trông coi gian hàng Hướng Đạo tạm thời tại Etaple trong ít lâu. Rồi Cụ đi kinh lý các bờ bể để thăm xem Hướng Đạo Thuỷ Đoàn thi hành phận sự hoặc tham dự những Trại Họp Bạn cùng những buổi diễn thuyết để khuyến khích Huynh Trưởng và Hướng Đạo Sinh tiếp tục công việc dù gặp khó khăn. Bộ Quốc Phòng động viên Cụ với cấp Trung Tướng để kiểm soát và liên lạc.
Phong trào cũng không dừng lại; Ngành Ấu được thành lập năm 1916 và Cụ viết cho ngành này cuốn “Sách Sói Con”, B.P. cũng dự tính một kế hoạch cho Hướng Đạo lớn tuổi, tên gọi lúc ban đầu, sau trở thành ngành Tráng.
Thời kỳ hậu chiến là thời kỳ Phong Trào bành trướng. Sau cùng B.P. có thể thực hiện được một dự định ấp ủ từ lâu – một Trung Tâm Huấn Luyện thường xuyên cho Huynh Trưởng. Cụ dùng tên chữ Huynh Trưởng để gọi những người lớn tuổi trong Phong Trào thay vì hai chữ “Sĩ Quan” mà Cụ không ưa.

Cơ hội thuận tiện đến. Ông W. de Bois Maclaren, một uỷ viên Quận Roseneath xin mua tặng Hội một khoảng đất trại càng gần Luân Đôn càng tốt và Gillwell Park được gắn liền tên với Hướng Đạo.
Mùa hạ năm 1919 các Hướng Đạo Sinh cắm trại Hè tại đó và tháng 9 thì khoá huấn luyện Huynh Trưởng đầu tiên bắt đầu.

B.P. cũng đã có sẵn sàng một chương trình huấn luyện, sự huấn luyện làm dưới hình thức Trại; các Huynh Trưởng được chia ra thành Đội; thay phiên nhau lần lượt giữ các nhiệm vụ.
Những Huynh Trưởng qua được phần thực hành cùng phần lý thuyết và tỏ ra có thể điều khiển đơn vị được thì được cấp bằng Rừng. Huy hiệu của bằng này là 2 mẩu gỗ nhỏ bắt chước những mẩu ở chuỗi tràng đeo cổ mà B.P. lấy được năm 1888 khi đánh nhau với bộ lạc Zoulou – Những Huynh Trưởng đó họp thành Đệ Nhất Liên Đoàn Gilwell Park mà B.P. là Liên Đoàn Trưởng danh dự; họ mang khăn quàng xám hồng đàng cuối đính một miếng vải len sọc vuông – huy hiệu của Ông Maclaren. Ngày nay, sau bao năm, các bạn có thể gặp những đoàn viên của Liên Đoàn đó ở những quốc gia có Hướng Đạo.

Trong những năm đầu B.P. thường tới thăm lớp Huấn luyện ở Gilwell nhưng sau vì phải đi khắp năm châu viếng thăm Hướng Đạo các nước nên lệ đó không giữ được. Khi có mặt tại Anh Quốc, Cụ tới dự buổi họp Đoàn Gilwell và những câu chuyện của Cụ tại Lửa Trại thường đáng được ghi nhớ và cảm động. Cụ rất hay mời những nhân vật có tiếng tăm tới Gilwell cắm trại tại đó và vào khu vực cắm trại nói chuyện với Hướng Đạo.

CUỘC HỌP BẠN QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT

Mọi người hy vọng sẽ tổ chức được một trại quan trọng để kỷ niệm “Đệ Thập Chu Niên của Phong Trào Hướng Đạo”, nhưng chiến tranh không cho phép.
Thời gian sớm nhất có thể tổ chức trại đó là năm 1920 – Mới đầu chỉ định dành cho Hướng Đạo Anh, nhưng B.P. nảy ra ý kiến: Tại sao không mời các Hướng Đạo Sinh ngoại quốc tham dự một thể? Rồi Cụ đặt cho cuộc Họp Bạn đó một tên đặc biệt là Jamboree. Lúc đầu tên đó có vẻ kỳ lạ, nhưng nay ai cũng biết Jamboree là gì; và vì đó là một Trại Hướng Đạo cho tất cả các quốc gia có Hướng Đạo nên gọi là cuộc Họp Bạn Quốc Tế.
Cuộc Họp Bạn Quốc Tế năm 1920 ở Olympia với một Trại riêng tại Richmond – nhưng từ đó về sau các cuộc Họp Bạn đều tổ chức thành Trại. Ngoài các Hướng Đạo Sinh trong Đế quốc Anh, còn có cả Hướng Đạo của 21 Quốc gia khác. Công chúng bỗng nhiên nhận thấy một Phong Trào Quốc Tế có thể ảnh hưởng rất lớn tới sự cổ suý Hoà Bình.
Chính trong cuộc Họp Bạn Quốc Tế này, B.P. được tôn là Lãnh tụ Hướng Đạo Thế Giới – Một chức biến theo khi Cụ lìa trần – Ngoài ra, còn có một việc quan trọng khác – Trong một cuộc họp các Trưởng phái đoàn quyết định: cứ hai năm lại có một Hội Nghị Quốc Tế và thành lập một Văn phòng Quốc Tế để các Quốc gia có phương tiện liên lạc với nhau và khích lệ những Trại ngoài phạm vi quốc gia.

B.P. bao giờ cũng ham thích du lịch và mong mỏi được thăm viếng những phong cảnh và dân tộc khác; vì thế, Cụ cùng Bà B.P. thường di chuyển rất nhiều nơi để quan sát sự tiến triển của Hướng Đạo ở những quốc gia khác nhau trên thế giới.

Năm 1921, Cụ thăm Ấn Độ và năm 1923 thăm Gia Nã Đại cùng Mỹ quốc. Những cuộc thăm viếng đó là những giây liên lạc quí giá cho Hướng Đạo các nước, và những khích lệ Cụ đem tới cùng những sự ủng hộ của dân chúng nhờ Cụ mà có được kích thích mọi người cố gắng hết sức mình. Nhờ vậy mà con số ngày một tăng. Năm 1924, năm Họp Bạn Quốc Tế lần thứ hai, trên Thế giới đã có chừng 1.350.000 Hướng Đạo.
Trước cuộc Họp Bạn này đã có cuộc Họp Bạn Toàn Quốc tại Wembly qui tụ trên 12.000 Hướng Đạo Anh Quốc với những cuộc trình diễn và kết bạn. Trong số này có nhiều Hướng Đạo Sinh lại đi Copanhagen dự Trại Họp Bạn Quốc Tế, nơi đây 33 quốc gia đã cử phái đoàn tới dự. Cuối Trại, mưa như trút, mọi người đều cười ồ khi B.P. nói: “Trong đời tôi từng gặp nhiều Hướng Đạo Sinh nhưng tôi chưa từng thấy ai “ướt” như các bạn.

Tháng 9 năm sau, Cụ và gia đình đi Nam Phi, nơi mà gần 20 năm Cụ chưa đặt chân trở lại. Cụ có một chương trình đầy đủ về những họp bạn và hội họp, nhưng bệnh tình đã làm trở ngại dự tính của Cụ. Sức khoẻ của B.P. hồi phục được là nhờ cuộc “đi câu cá hương” theo như Cụ nói.

CÔNG VIÊN ARROWE

Khi trở về Anh, những chương trình được đề ra cho cuộc Họp Bạn Quốc Tế “Coming of Age” tại công viên Arrow, gần Birlenhead vào tháng 8 năm 1929. Để mở đầu B.P. triệu tấp một buổi họp sơ khởi, gồm số người dự trại tại đảo Brownsea nay còn sống sót (còn 12 ngừơi) tại ngay nhà Cụ ở Paxhill, Bentley, Quận Hampshire để nói chuyện cũ.
Cuộc trại lớn tại Công viên Arrowe, nhấn mạnh tới tính cách rộng lớn của Phong Trào 50.000 Hướng Đạo Sinh, từ 41 quốc gia và 31 xứ trong đế quốc Anh đã tham dự, con số đã nói lên được tình thân hữu, sự vui vẻ, những cuộc trao đổi huy hiệu và cả y phục, những cuộc du ngoạn, thăm hỏi, sự pha trộn của các Quốc gia, sự gắng sức tìm hiểu nhau qua những ngôn ngữ khác biệt cùng những cuộc lửa trại và biểu diễn… Mưa lớn không dập tắt được lòng hăng hái, trái lại còn làm tăng thêm sự vui nhộn bằng cách biến trại thành một bể bùn cho Huynh Trưởng và Hướng Đạo Sinh cùng tắm mỗi khi trượt chân ngã! Về khía cạnh hình thức, Trại Họp Bạn rất đáng được chú ý; cuộc diễn hành của các phái đoàn, cuộc viếng thăm Trại của các nhân vật quan trọng và của Hoàng Tử xứ Wals, chính Hoàng Tử cũng cắm trại tại đó! Lại còn các Lễ nghi tôn giáo để Hướng Đạo Sinh các tín ngưỡng khác nhau tôn thờ Thượng Đế.

Các Hướng Đạo Sinh góp nhau mua tặng Thủ Lãnh của họ một chiếc xe hơi Rolls Royce và chiếc “rờ moọc” đủ tiện nghi và gọi đó là chiếc Jam-Roll. Hiện thời chiếc “rờ moọc” đó còn để tại Trại Gilwell.
Bức chân dung danh tiếng của B.P. cũng do David Jagger hoạ vào thời kỳ đó và được treo ở phòng “B.P.” của Hội Hướng Đạo Anh trong đó các bạn còn có thể thấy những sổ tay ghi những sự việc xảy ra trong đời Cụ qua các thời kỳ. Danh dự cao nhất do Anh Hoàng George V trao tặng Cụ tại đây là Lễ tấn phong Huân Tước cho Cụ. Việc Cụ quyết định dùng tước hiệu Baden Powell of Gilwell thật đầy ý nghĩa và tỏ ra rằng Cụ rất chú trọng tới việc huấn luỵện và cắm trại tại đó.

Huy hiệu của Trại Họp Bạn là Mũi Tên Vàng mà lúc bế mạc Trại B.P. cho là tượng trưng của Hoà bình và Thân Ái mà các Hướng Đạo Sinh quanh Cụ có nhiệm vụ phải mang về quê hương, xứ sở.
Sự thành công vĩ đại của cuộc Họp Bạn Quốc tế khích lệ toàn thể đoàn viên của Phong trào và thúc đẩy họ cố gắng thêm. Đối với B.P. thì là những di chuyển thăm viếng để khuyến khích các Hướng Đạo Sinh ở những nơi Cụ tới – có khi ở những đảo xa xôi trong Thái Bình Dương hoặc những Quốc Gia bao la như Gia Nã Đại và Úc châu – Cụ cũng thấy cần phải xin lỗi Hướng Đạo Anh Quốc vì Cụ vắng mặt luôn. Cụ viết: “Cựu lục địa không phải gồm toàn thể thế giới và người ta cho tôi là Thủ lãnh Hướng Đạo Thế Giới. Thế giới rất rộng và cần phải có nhiều thì giờ để đi từ đầu nọ tới đầu kia!”. Thời ấy, đường hàng không chưa có, nhưng những cuộc di chuyển mất thì giờ đó giúp Cụ giữ gìn sức khoẻ. Năm 1932 Cụ 75 tuổi và Cụ thường từ chối những lối giải quyết công việc một cách qúa dễ dãi khi mà Cụ còn đủ sức khoẻ và nghị lực.

Đầu năm 1931 Cụ và Phu nhân (trở thành Thủ lãnh Nữ Hướng Đạo Thế Giới năm trước) lại đi thăm viếng Úc châu, Tân Tây Lan và Nam Phi. Những cuộc thăm viếng đó dù ngắn ngủi, nhưng cũng vô cùng quí giá cho các Hướng Đạo Sinh ở những nơi Cụ đến. Óc quan sát tinh tường, sự khôn ngoan của Cụ giúp Cụ đưa ra những ý kiến để cải thiện và phát triển công việc – bao giờ Cụ cũng nhanh chóng nhận thấy được những ý kiến mới mẻ để khen ngợi, khuyến khích khiến việc huấn luyện trở nên thích thú và hấp dẫn hơn. Đúng vào lúc cuộc đời về chiều, Cụ khuyến khích những sáng kiến nơi kẻ khác; Cụ không thích hành động theo phương pháp quá quen thuộc và gò bó.

B.P. thường có mặt trong những biến cố quan trọng của Phong Trào: Cuộc Họp Bạn Quốc Tế Tráng Sinh lần đầu tiên tại Kandersteg năm 1931, cuộc Họp Bạn Quốc Tế ở Hung Gia Lợi năm 1932 và cuộc Họp Bạn Quốc Tế Tráng Sinh lần thứ hai tại Thụy Điển năm 1935 – Những ai đã dự Trại đó đều trở về với những ý kiến được cải thiện hơn nhờ những câu chuyện của Cụ. Các diễn văn của Cụ thường có tính cách thân mật và giản dị; thính giả không cảm thấy rằng họ đang nghe một nhân vật có địa vị cao nói, nhưng là nghe một người cảm thông được ước vọng và tâm hồn họ.
Năm 1934, lại một cuộc viếng thăm khác. Hàng tuần Cụ gửi về cho tờ báo The Scout (A.D) những bài tường thuật về những điều tai nghe mắt thấy. Từ 1908 hàng tuần Cụ thường gởi bài cho tờ báo này, và nhiều khi còn kèm theo những hình vẽ nữa, ít khi thấy Cụ thiếu bài.

KỶ NIỆM NĂM B.P. 80 TUỔI

Năm 1937 là năm Cụ 80 tuổi và cũng là năm kỷ niệm sinh nhật kỳ diệu nhất đời Cụ.
Ngày đó Cụ ở Ấn Độ với Trung Đoàn cũ vì cũng là lần cuối cùng Cụ mặc binh phục chứng kiến cuộc diễn hành chào mừng Cụ.
Rồi Cụ trở về Anh Quốc để dự lễ kỷ niệm Thánh George tổ chức đặc biệt cho Hướng Đạo tại Điện Windoor. Cụ săn sóc Tráng sinh và Hướng Đạo thi hành nhiệm vụ trong buổi lễ Gia Miện; Nhà Vua ban cho Cụ huy chương cao nhất: Danh Dư Bội Tinh. Cụ được giải thưởng Hoà bình Watder của Mỹ Quốc. Hình như tất cả các Quốc gia đều liên kết lại để thừa nhận giá trị của Cụ già kỳ diệu đó.
Rồi đến cuộc Họp Bạn Quốc Tế tại Hoà Lan, cuộc Họp Bạn cuối cùng Cụ tham dự. Nhiều người biết rằng theo như thường lệ họ không dám hy vọng được thấy mặt hoặc nghe tiếng nói của vị Thủ Lãnh thân yêu trong một cuộc Họp Bạn khác nữa (Và thật ra phải 10 năm sau mới lại có thể có một cuộc Họp Bạn kế tiếp). Sau đây là vài lời của Cụ:

– “Giờ đây đã tới lúc từ giã các bạn. Tôi mong ước các bạn sống hạnh phúc. Các bạn biết rằng nhiểu người trong chúng ta sẽ không còn gặp lại nhau ở đời này. Tôi đã 81 tuổi và đã đi tới đoạn chót của cuộc đời. Đa số các bạn mới ở đoạn đầu và tôi muốn đời các bạn được sung sướng và thành công – Các bạn có thể khiến đời mình được thành kết quả như vậy bằng cách cố gắng hết sức thực hành hằng ngày Luật Hướng Đạo, không kể tới địa vị các bạn và bất cứ bạn ở đâu. Giờ đây, xin từ giã các bạn. Tôi xin Chúa ban phúc lành cho các bạn.”

Tháng 9 năm đó các Huynh Trưởng cắm trại hằng năm tại Gilwell và họp theo lệ thường giống như cuộc họp Gia Đình; B.P. thường đi quanh với đàn chó, nói chuyện với các Huynh Trưởng, chăm chú theo dõi các trò chơi và các cuộc đua. Lúc còn sống Cụ phải ở địa vị điều khiển trong những cuộc họp quan trọng hay các cuộc Họp Bạn; một người tâm trí thấp kém có thể trở nên kiêu căng, tự phụ, nhưng đối với Cụ thì không – Cho tới lúc gần mãn đời, Cụ vẫn là một con người dễ thương, giản dị, luôn luôn để ý tới kẻ khác và muốn thực hành nhiều điều, nên không có thời giờ để thắc mắc tới uy tín của riêng Cụ – Ta không thể nghi ngờ được rằng đối với hàng nghìn, hàng vạn người, Cụ thật là một vĩ nhân vì nhờ Cụ mà họ sống hạnh phúc.

Mùa Đông năm 1937, Cụ nghỉ tại Kenya (Tỉnh Nyeri), nơi đó Cụ có một ngôi nhà mát tên Paxtu, ngoài ngôi nhà tại Hampshire (Anh Quồc). Tháng 8 năm 1938 Cụ và Phu nhân trở về Anh, nhưng B.P. đã mệt mỏi rồi – Một hành khách đi cùng tàu với Cụ thấy rằng mỗi khi tàu cặp bến, Nam Nữ Hướng Đạo tụ tập trên bờ để đón Cụ nhưng Cụ yếu quá không thể ra gặp được họ.
Mùa hạ, B.P. sồng yên tĩnh tại nhà, nhưng mùa đông Cụ bắt buộc phải trở lại Kenya (Nam Phi) để hưởng khí hậu tốt lành hơn. Trong vài tháng Cụ vẫn cố dùng thì giờ vào những việc Cụ ưa thích. Cụ vẫn trả lời đều đặn số thư từ quá nhìêu và bắt đầu một loạt hình vẽ thú rừng ở ngay giữa thiên nhiên. Rồi là những cuộc phiêu lưu tìm đề tài cho những bức hoạ và thêm một lần Cụ lại nhìn thấy cánh đồng cỏ bao la đã làm Cụ rung động trong buổi thiếu thời.
Sức khoẻ của Cụ giảm dần và ngày 8 tháng 1 năm 1941 Cụ từ giã cõi trần. Thi hài Cụ được chôn, mặt quay về ngọn núi Kenya hùng vĩ, tại một nơi an nghỉ thích hợp với con người suốt đời yêu chuộng khoảng rộng cùng sông núi.

Các lễ nghi cầu nguyện được tổ chức khắp Năm Châu và ở những Quốc Gia mà Phong Trào Hướng Đạo bị cấm đóan, các Hướng Đạo Sinh đều bí mật mặc niệm B.P. vị Thủ lãnh của họ.
Năm 1947, ngày lễ Thánh George, một tấm bia kỷ niệm Cụ được đặt tại Đền Westminster, trên tấm bia đó là hai lá cờ của hai Phong Trào Nam và Nữ do Cụ sáng lập.
Khi nào có dịp tới Luân Đôn, xin mời các bạn tới đền Westminster các bạn sẽ thấy Bia Kỷ Niệm ở góc Tây Nam trái nhà thờ. Trong lúc đọc xin các bạn hãy cầu nguyện cho Cụ

NGUYỄN XUÂN LONG
Dịch thuật – 1963

Đã đóng bình luận.